Quản lý tòa nhà không nên phát triển manh mún

Quản lý tòa nhà không nên phát triển manh mún

Quản lý tòa nhà không nên phát triển manh mún

“Thị trường đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các đơn vị quản lý toà nhà trong nước. Bởi vậy, nếu không muốn tiếp tục “thua trên sân nhà”, ngoài việc tự phát triển, các đơn vị quản lý trong nước cần tập hợp lực lượng dưới sự điều hành của một Hiệp hội thống nhất do Nhà nước đứng ra tổ chức, hình thành các tập đoàn/TCT mạnh chứ không nên phát triển manh mún như hiện nay.” – ông Trần Khánh, Chủ tịch CLB Quản lý toà nhà Hà Nội nhận định.

 

Những quy định hiện hành liên quan đến quản lý toà nhà đã thực sự phù hợp với thực tế phát triển của các chung cư?

 

Những quy định của pháp luật tuy đã được liên tục sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên, chưa theo kịp với thực tế phát triển. Còn tồn tại một số điểm thiếu sự đồng nhất giữa các văn bản, hoặc có yêu cầu quá cao, trên thực tế khó thực hiện... Đặc biệt là thiếu các chế tài xử lý gây khó khăn trong quá trình giải quyết các tranh chấp, khiến nhiều chủ đầu tư “nhờn” không tuân thủ hoặc chậm thực hiện các quy định của pháp luật, đơn vị quản lý có trường hợp lúng túng, không biết giải quyết các vấn đề nảy sinh như thế nào cho đúng.

 

 

Giải pháp để hạn chế tranh chấp chung cư đang diễn ra phổ biến và khó xử lý:

 

Để làm được điều này, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ nhiều bên liên quan.

Về phía Nhà nước và các cơ quan quản lý, cần phải đặt vấn đề quản lý nhà nước về chung cư là một phần quan trọng trong công tác quản lý đô thị. Nhà nước cần sớm ban hành Luật Chung cư để điều chỉnh tất cả các quan hệ liên quan đến nhà chung cư; Quy định rõ ràng và chi tiết về phần sở hữu chung, riêng, cũng như điều kiện cần có để khai thác các khu vực này; Quy rõ trách nhiệm của các bên nếu để xảy ra các sự cố cháy nổ trong quá trình kinh doanh, sử dụng các khu vực này … Hiện nay, việc tổ chức quản lý các chung cư sau khi đi vào hoạt động cũng còn nhiều bất cập. Nhà nước sau khi đã có quy định phân loại nhà cao tầng nói chung và chung cư nói riêng nên sớm hình thành bộ tiêu chuẩn quản lý, là cơ sở để xây dựng chính sách quản lý, chất lượng quản lý và phí quản lý tương ứng phù hợp, tránh tình trạng đánh đồng như hiện nay.

 

Các chủ đầu tư BĐS phải coi vấn đề quản lý, vận hành tốt sau khi bàn giao là một yếu tố quan trọng để nâng cao uy tín thương hiệu trong việc thu hút khách hàng cho các dự án tiếp theo; Cần áp dụng nghiêm chỉnh yêu cầu về thành lập và hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư, nếu không sẽ phải chịu các chế tài xử phạt. Với ban quản trị, cần lựa chọn được những người có “tâm-tầm-tài” để đại diện cho quyền lợi của cư dân, kiên quyết loại bỏ những người thiếu tinh thần trách nhiệm, có biểu hiện vụ lợi ra khỏi ban quản trị.

 

Đơn vị quản lý vận hành, cần tuân thủ nguyên tắc minh bạch và giám sát. Còn người mua nhà, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp cho mình các thông tin có liên quan; cần hiểu đúng về nội dung của công tác quản lý vận hành chung cư, tránh các quan niệm sai lầm coi vận hành chung cư là chỉ có bảo vệ, vệ sinh mà bỏ quên mảng kỹ thuật vận hành. Nếu có tranh chấp, trước hết cũng cần có cách hành xử văn minh, lịch sự mang tính xây dựng.

 

 

Số lượng các toà nhà tại Việt Nam đang rất lớn và ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, công tác quản lý dường như đang nghiêng về các DN nước ngoài. Làm sao để DN Việt không "thua trên sân nhà" trong lĩnh vực này?

 

Các toà nhà tiếp tục mọc lên rất nhiều, dẫn đến gia tăng nhu cầu về các đơn vị quản lý tòa nhà nhưng hợp đồng quản lý lại chủ yếu rơi vào tay các đơn vị nước ngoài. Một số ít đơn vị trong nước đã từng bước khẳng định thương hiệu, thậm chí “ngang ngửa” đối với các đơn vị nước ngoài trong một số dự án cụ thể. Tuy nhiên, vẫn chưa tạo dựng niềm tin đối với chủ đầu tư và cư dân tại các dự án cao cấp. Thị trường đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các đơn vị trong nước, tuy nhiên dường như họ chưa đầu tư chiều sâu, chưa có chiến lược hợp lý để phát triển, chưa có những bước đột phá để có thể vươn lên mạnh mẽ.

 

Để có thể cạnh tranh được với các đối tác nước ngoài, trước hết, cần sự đồng tâm, đoàn kết từ các DN, để có thể tập hợp hình thành các đơn vị lớn, thương hiệu mạnh. Và quan trọng nhất là tự thân mỗi DN cần tự vươn lên mạnh mẽ. Cần phải đầu tư nguồn vốn để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý, như áp dụng các phần mềm quản lý tòa nhà để góp phần minh bạch thu chi, ứng dụng các công nghệ hiện đại khác…, không chạy theo lợi nhuận mà cần dành một phần lợi nhuận để tái đầu tư. Ngoài việc xây dựng các quy trình quản lý vận hành, các tiêu chuẩn về dịch vụ, cần chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực. Hiện nay, dường như, các đơn vị đang cơ bản chỉ tập trung vào việc tuyển dụng khi có dự án, mà không chú trọng trong việc liên kết với các cơ sở đào tạo để tạo ra được nguồn nhân lực có trình độ để có thể vươn tầm quốc tế.

Tìm hiểu thêm về: Phần mềm quản lý bất động sản

Có thể bạn quan tâm?
  • phải
Tin mới