Nguồn phí bảo trì được lấy từ đâu
Sự việc liên quan tới phí bảo trì đã không quá xa lạ trong vận hành quản lý chung cư. Phí bảo trì còn bị đẩy lên đỉnh điểm với hàng loạt xung đột giữa chủ đầu tư và cư dân. Vậy nguồn phí bảo trì được lấy từ đâu?
Hành lang pháp lý chưa rõ ràng
Hiện tại, pháp luật hiện hành chưa quy định rõ về vấn đề ai có nghĩa vụ đóng phí bảo trì. Là người mua ký hợp đồng đầu tiên với chủ đầu tư? hay là những người được chuyển nhượng tiếp theo? Điều này dẫn đến tình trạng một số chủ đầu tư đã áp dụng tùy tiện việc thu phí.
Tùy vào từng nhà đầu tư và ban quản lý tòa nhà, chủ đầu tư thu phí theo từng trường hợp. Có chủ đầu tư thì thu một lần ngay khi ký hợp đồng với người mua đầu tiên, có chủ đầu tư lại thu khoản phí này đối với người sở hữu căn hộ trước khi căn hộ được đưa vào sử dụng, có chủ đầu tư lại cho người sử dụng căn hộ đóng nhiều lần sau khi chung cư được đưa vào sử dụng.
Trên thực tế có rất nhiều dự án nhà chung cư, bên mua sau khi mua bán xong với chủ đầu tư đã tiến hành sang nhượng lại các căn hộ chung cư này cho những người khác trước khi căn hộ được đưa vào sử dụng, thế nên người mua căn hộ nào sẽ là người phải đóng khoản phí bảo trì 2% này?
Người mua đầu tiên thanh toán phí bảo trì
Tuy nhiên theo khảo sát từ một số nhà đầu tư chuyên bán căn hộ thì hầu như các chủ đầu tư đều thu khoản phí này khi ký hợp đồng mua bán căn hộ với người mua đầu tiên. Trong hợp đồng thường có điều khoản bên mua sẽ đóng khoản phí bảo trì chung cư 2% khi nhận được thông báo từ chủ đầu tư về việc nộp phí bảo trì (khi tòa nhà đã hoàn thiện xong và đưa vào vận hành).
Tức là người nào sở hữu căn hộ khi tòa nhà được đưa vào sử dụng sẽ là người phải nộp phí bảo trì. Việc người mua đầu tiên sau đó muốn chuyển nhượng lại cho những người tiếp theo thì phải chuyển nhượng luôn cả phần nghĩa vụ phải đóng phí bảo trì chung cư, chủ đầu tư chỉ việc xác nhận cho các bên ký kết hợp đồng.
Nội dung liên quan
Các nội dung có thể bạn quan tâm
Chia sẻ cho mọi người!
Tất cả đều được chia sẻ để mang lại giá trị cho nhau