Vẫn chưa có lời giải cho chủ sở hữu căn hộ là người nước ngoài

Thị trường Bất động sản phát triển ngày càng thu hút sự chú ý của người ngoại quốc. Hiện nay, chủ sở hữu các căn hộ tại Việt Nam là người nước ngoài ngày càng ra tăng. Kéo theo đó các thủ tục pháp lý

chủ sở hữu căn hộ là người nước ngoài

Vẫn chưa có lời giải cho chủ sở hữu căn hộ là người nước ngoài

Vẫn chưa có lời giải cho chủ sở hữu căn hộ là người nước  ngoài

Thị trường Bất động sản phát triển ngày càng thu hút sự chú ý của người ngoại quốc. Hiện nay, chủ sở hữu các căn hộ tại Việt Nam là người nước ngoài ngày càng ra tăng. Kéo theo đó các thủ tục pháp lý về việc sở hữu bất động sản ở Việt Nam dành cho người nước ngoài đã nhận được phản hồi tích cực từ cả phía doanh nghiệp và khách hàng.

 

Trong gần 8 tháng đầu năm 2017, thị trường ghi nhận đã có nhiều dự án “chạm trần” sở hữu khách nước ngoài trong thời gian nhanh chóng. Những khách hàng nước ngoài quan tâm đến thị trường và mong muốn thực hiện giao dịch chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore. Đặc biệt, những dự án nằm ở vị trí chiến lược như quận 1 và quận 2, đặc biệt là khu vực Thảo Điền và Thủ Thiêm, với chủ đầu tư uy tín hiện nhận được sự quan tâm với tỉ lệ hấp thụ rất khả quan từ đối tượng khách nước ngoài.

 

Trên thực tế, các dự án, sản phẩm thu hút người mua quốc tế chủ yếu thuộc phân khúc cao cấp và hạng sang, đi kèm với đó là đòi hỏi về chất lượng công trình, dịch vụ trong quá trình tư vấn và bán hàng tương xứng cũng như khả năng đầu tư, cho thuê lại. Tuy nhiên, nếu so với sự quan tâm và nhu cầu của khách hàng thực tế thì số lượng sổ đỏ đã được cấp cho tổ chức và cá nhân người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam còn tương đối thấp. Việc người nước ngoài chưa nắm bắt rõ thủ tục pháp lý ở Việt Nam, và ngược lại, công tác hành chính tại một số địa phương còn chưa quen thuộc với khách nước ngoài đã ít nhiều gây ảnh hưởng đến quá trình giao dịch tại các dự án.

 

 

Bên cạnh đó, việc giới hạn số lượng căn hộ cho phép người nước ngoài sở hữu là rất quan trọng, với mục tiêu giảm thiểu và ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội nói chung. Tuy nhiên các chính sách của nhà nước cần linh hoạt hơn với một số loại hình nhà ở đặc biệt như BĐS nghỉ dưỡng hay chung cư hạng A, sự linh động về mặt phạm vi giới hạn thay vì một giới hạn cố định sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy thị trường. Nhất là khi Việt Nam đang có tầm khoảng hơn 82.000 người nước ngoài sinh sống và làm việc, và hơn 4 triệu kiều bào đang có sự quan tâm đặc biệt hướng về quê hương.

 

Trước thực trạng trên, ngày 02/08/2017, Thường trực Chính phủ đã có cuộc họp, thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Về chính sách sử dụng đất đai, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng tăng thời hạn được giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất, cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở tại các dự án đầu tư xây dựng nhà đến 99 năm, cho phép thế chấp tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng nước ngoài, bảo đảm phù hợp Hiến pháp năm 2013.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cơ quan soạn thảo là Bộ Kế hoạch – Đầu tư tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật và trình các ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đúng thời hạn để có thể trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp vào tháng 10 tới.

 

Đây được xem là thông tin mới nhất ảnh hưởng trực tiếp đến quy định cho người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam. Dự thảo này nếu được Quốc hội thông qua sẽ tạo nên bước đột phá mới nhằm thu hút khách nước ngoài tham gia nhiều hơn vào các giao dịch BĐS trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm?
  • phải
Tin mới