Bỏ túi 6 kinh nghiệm cải tạo nhà vệ sinh chung cư

Đối với nhà chung cư tình trạng thấm dột tại các nhà vệ sinh là một hiện tượng khá là phổ biến do hệ thống chống thấm không được đảm bảo và thường xuyên bị ẩm ướt. Khi đó nước từ nhà vệ sinh sẽ bị thấm dột xuống nhà dưới khiến cho cuộc sống sinh hoạt của mọi người gặp rất nhiều phiền toái. 6 tuyệt chiêu dưới đây cũng là cẩm nang giúp cư dân tìm ra phương án sửa chữa phù hợp nhất.

Hệ thống thoát nước

Đối với nhà vệ sinh thì hệ thống thoát nước là một yếu tố rất quan trọng, theo như kinh nghiệm cải tạo nhà đến từ các dịch vụ sửa chữa nhà Hà Nội thì chúng ta nên thiết kế đường ống thoát nước sao cho hạn chế tối đa các khúc cua, và đặt chúng nằm có độ dốc. Từ đó vấn đề tắc nghẽn nhà vệ sinh sẽ không còn là nỗi lo của mỗi gia đình.

Chống thấm nhà và sàn

Theo như kinh nghiệm sửa nhà đến từ các công ty xây dựng khác nhau thì công việc chống thấm phòng tắm và nhà vệ sinh sẽ là công việc dễ dàng nếu làm mới, nhưng khi sửa chữa thì chúng lại là một công việc cực khó và bao gồm rất nhiều công đoạn rắc rối. Vì sao vậy? Nguyên nhân ở đây đó chính là do kết cấu nhà vệ sinh khá là đảm bảo, phức tạp và chặt chẽ nên khi chúng ta sửa chữa để chống thấm thì chúng ta thỉ có thể bóc dỡ và chống thấm lại toàn bộ sàn. Được biết với các trường hợp thấm dột xảy ra đối với nhà vệ sinh thì có 90% là thấm qua tường, qua các chi tiết chạy xuyên sàn, lỗ thoát sàn, lỗ ống thoát xí bệt, giao tuyến các ống thoát ngầm dưới sàn, các chi tiết góc cạnh như trong gầm bồn tắm, hộp kỹ thuật,.. Chính vì vậy mà công việc sửa chữa nhà vệ sinh đối với các căn hộ chung cư của chúng ta trở nên khó khăn và phức tạp hơn.

Độ cao nền nhà vệ sinh

Để phù hợp với thiết kế nhà cũng như tránh được các tình trạng nước có thể bắn từ phòng vệ sinh ra ngoài bạn nên xây cốt nền nhà vệ sinh có độ cao thấp hơn từ 3cm – 5cm. Nếu như chúng ta xây cao quá thì việc bước vào phòng vệ sinh sẽ trở thành nỗi “ám ảnh” vì công việc đi lại sẽ gặp nhiều khó khăn bất tiện hơn.

Độ dốc nền nhà vệ sinh

Đối với nhà vệ sinh thì yếu tố độ dốc nền là rất quan trọng để tạo độ thông thoáng cho nhà cũng như hệ thống thoát nước được nhanh hơn. Chúng ta nên tạo đội dốc theo tỉ lệ 1m tới dốc 1,5-2m tùy theo chiều dài và chiều rộng của phòng vệ sinh nhân lên theo tỉ lệ tương xứng. Nếu chúng ta xây độ dốc ít thì nước sẽ khó thoát và tình trạng ẩm ướt sẽ kéo dài khiến cho nước từ nhà vệ sinh thấm xuống dưới, ngược lại nếu cao quá thì sẽ tạo cho chũng ta cảm giác không thoái mái khi đứng sinh hoạt bên trong.

Vật liệu thi công sửa chữa

Để tránh được tình trạng thấm dột cho nhà vệ sinh, trước hết chúng ta cần chú ý đến khâu lựa chọn vật liệu. Chúng ta cần lựa chọn vật liệu thi công sao cho sạch và không bám dính các tạp chất như: dầu, vữa non, bụi bẩn,… Đối với các khen nứt và phủ chúng ta cần bít các khe với keo phủ hoặc keo trám khe (để làm tốt được khâu xác định vết nứt chúng ta cần nhờ tới sự giúp đỡ từ các thợ lành nghề).

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải thi công công trình sao cho đúng với lời chỉ dẫn và chỉ dịnh của các loại vật liệu vì mỗi loại vật liệu đều có những đặc tính khác nhau và tác dụng khác nhau. Ví dụ: đối với chống thấm dạng màng: thì cần làm khô bề mặt chống thấm, dùng đèn khò, khò đều để lớp màng tan chảy và bám dính thật tốt,..

Màu sơn và gạch ốp

Các căn hộ chung cư được biết đến là nơi có diện tích khá là chật hẹp, chính vì vậy chúng ta cần lựa chọn màu sơn và gạch ốp lát sao cho tạo được cảm giác rộng rãi và thoáng mát. Để có được một phòng vệ sinh đẹp chúng ta cần khéo léo trong công việc kết hợp màu gạch ốp lẫn màu sơn tường sao cho phù hợp.

Nội dung liên quan

Các nội dung có thể bạn quan tâm

Chia sẻ cho mọi người!

Tất cả đều được chia sẻ để mang lại giá trị cho nhau