Phí bảo trì chung cư - Cư dân quản lý là hợp lý nhất

Trong bối cảnh hiện tại, quỹ bảo trì chung cư đóng vai trò tối quan trọng để vận hành các nhà chung cư cao tầng. Và cư dân quản lý khoản tiền này là hợp lý nhất vì không có chuyện muốn tiêu tiền của m

Phí bảo trì chung cư

Phí bảo trì chung cư - Cư dân quản lý là hợp lý nhất

Phí bảo trì chung cư - Cư dân quản lý là hợp lý nhất

 

Trong bối cảnh hiện tại, quỹ bảo trì chung cư đóng vai trò tối quan trọng để vận hành các nhà chung cư cao tầng. Và cư dân quản lý khoản tiền này là hợp lý nhất vì không có chuyện muốn tiêu tiền của mình mà phải đi xin người khác.

 

phi-bao-tri-cc.jpg

 

Theo quy định luật pháp, vấn đề phí bảo trì đã có hành lang pháp lý. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai khâu quản lý thực hiện chưa tốt. Ngoài ra, vấn đề chưa hiểu biết, thông suốt của cư dân các toà chung cư cũng là nguyên nhân dẫn tới tranh chấp, kiện tụng. Thời gian vừa qua, hàng loạt các nhà chung cư ở Hà Nội và TP.HCM bùng nổ tranh chấp với chủ đầu tư liên quan đến phí bảo trì căn hộ. Số tiền này lên đến hàng trăm tỷ đồng nhưng dù các toà chung cư đã đầy đủ Ban quản trị tiếp quản nhưng chủ đầu tư vẫn chây ì hoàn trả.

 

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (nguyên Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng) cho biết: “Quỹ bảo trì là cần thiết và phải có mới có thể vận hành được các nhà chung cư cao tầng hiện nay. Cái này đã thống nhất và không phải bàn cãi và tiền đó là cư dân phải đóng”.

 

Tuy nhiên, ông Hà cho rằng, đóng như thế nào và đóng cho ai cả một vấn đề. Ban đầu, cơ quan nhà nước quy định đóng cho chủ đầu tư theo quy định cũ, chủ đầu tư giữ vì trước khi chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm vận hành cả đời dự án. Quy định về Nghị định quản lý nhà ở chung cư bắt buộc chủ đầu tư phải giao cho Ban quản trị sau Hội nghị nhà chung cư.

 

phi-bao-tri-cc2.jpg

 

“Bản thân khi đưa ra cái này cũng có ý kiến cho rằng, tại sao lại giao cho ban quản trị. Ban quản trị toàn người về hưu, chuyển công tác và không có chuyên môn. Lại có những ý kiến cho rằng nên giao cho Sở Xây dựng nhưng điều này không được vì tiền của dân chứ không phải tiền của nhà nước mà giao cho Sở Xây dựng. Bây giờ mà hỏng máy bơm lại phải đề xuất, lập dự toán rồi chờ các cấp thẩm quyền phê duyệt đến khi lấy được tiền về cũng mất 1 tháng”, ông Hà nói.

 

Ông Hà dẫn chứng: “Khi chúng tôi làm cái này, hồi đó Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vẫn còn làm Bộ trưởng và nói một câu: “Tiền của ai thì người đấy giữ”. Cái này đúng quá vì tiền của dân mà giao cho nhà nước giữ và muốn tiêu tiền của mình mà đi xin người khác là không được”.

 

Theo ông Hà, trên thế giới, các nước tiên tiến cũng giao lại phí bảo trì cho Ban quản trị toà chung cư. Những người nhà chung cư cũng có quyền thực hiện. Nếu dân cư thực sự làm chủ sẽ làm được, quyết được tiền mình và quản lý thế nào. Không có ai quản lý phí bảo trì thay cho dân được. Điều đặc biệt, ban quản trị chỉ được dùng tiền cho bảo trì chứ không được dùng tiền cho việc khác. Nếu không sẽ dẫn đến trường hợp là nhà nước phải bỏ tiền ra bảo trì cho các toà chung cư.

 

Để trả lời câu hỏi: “Vì sao cứ phải nộp cho chủ đầu tư làm gì để sau này khi không trả người dân lại mất công đi đòi lại tiền của mình?”, ông Hà cho rằng, nếu chưa có hội nghị nhà chung cư, chưa có ban quản trị mà bảo không nộp cho chủ đầu tư thì biết nộp cho ai?

 

“Cái này chỉ có một cách là không nộp nữa mà khi nào về ở mới nộp. Như vậy lại càng khó đòi hơn vì thường người dân đã về ở ổn định thu một món tiền bằng 2% tổng giá trị căn hộ rất khó”, ông Hà cho hay.

Theo Tiền Phong

Có thể bạn quan tâm?
  • phải
Tin mới